Dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn: Lợi trước mắt, hại lâu dài - Ngành Chăn nuôi thú y Việt Nam

Latest

Thông tin Chăn nuôi - Thú y Chia sẻ kinh nghiệm Bệnh dịch gia súc Chăn nuôi sạch Giá cả thị trường Giá heo hơi hôm nay Dịch tả châu phi

CẦN TÌM ĐỐI TÁC - TÀI TRỢ: 0775.895.369

Tải ứng dụng CSXN để đọc bài nhanh hơn! => Tại đây

Quảng cáo và tài trợ

loading...

6/10/15

Dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn: Lợi trước mắt, hại lâu dài


(Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN)

Việc sử dụng chất tạo nạc salbutamol trong chăn nuôi lợn (thuộc nhóm beta-agonist) diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành phía Nam chưa kiểm soát hiệu quả.

Tình trạng này lại bùng phát mạnh hơn ở nhóm chăn nuôi nông hộ, trang trại hoặc cơ sở chuyên vỗ béo lợn trước khi xuất bán. Vì cái lợi trước mắt họ bất chấp sức khỏe người tiêu dùng.

Lợi trước mắt

Từ đầu tháng Tám, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất trang trại, hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn các tỉnh khu vực phía Nam về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Đoàn đã phát hiện nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc salbutamol. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất 227 mẫu lợn giết mổ, phát hiện 31 mẫu dương tính với chất cấm ở hàm lượng cao hơn 40-650 lần so với mức tồn dư cho phép. Phần lớn tỷ lệ mẫu lợn tồn dư chất cấm có xuất xứ từ trang trại chăn nuôi ở Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bến Tre...

Tỉnh Đồng Nai được xem là địa phương có quy mô chăn nuôi trang trại và nông hộ lớn nhất cả nước, với tổng đàn lợn khoảng 1,6 triệu con; trong đó, quy mô trang trại chiếm đến hơn 67% và nông hộ là hơn 32%. ​Đồng Nai là địa phương cung cấp nguồn thịt lợn lớn cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua kiểm tra, đoàn thanh tra liên ngành ở Đồng Nai đã phát hiện ba cơ sở chăn nuôi ở thành phố Biên Hòa sử dụng chất cấm vượt 500 lần mức cho phép. Các cơ sở này đều bị xử phạt hành chính và cấm xuất bán lợn ra thị trường nếu chưa được sự cho phép của cơ quan thú y tỉnh. Cơ sở chăn nuôi Hoàng Văn Quý ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai cũng bị phát hiện sử dụng chất cấm vượt 650 lần so với ngưỡng cho phép.

Theo Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đoàn thanh tra đã kiểm tra đột xuất trên 61 lô lợn tại 10 lò giết mổ trên địa bàn thành phố. Kết quả cho thấy có 12 lô dương tính với chất cấm; trong đó lợn xuất xứ từ Đồng Nai dẫn đầu với năm lô dương tính với chất cấm.

Tại hội thảo “Nuôi lợn siêu nạc không sử dụng chất cấm” được tổ chức cuối tháng Tám tại Đồng Nai, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết từ tháng 1-7, ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành thanh tra và lấy 190 mẫu tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn để giám định kiểm soát nguồn gốc chất cấm thuộc nhóm beta-agonist. Kết quả có 17 mẫu dương tính với chất sabultamol thuộc nhóm chất cấm beta-agonist, vượt ngưỡng cho phép.

Để kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc sử dụng chất cấm trong các hộ nuôi, trang trại. Sau khi có kết quả kiểm tra, cơ sở vi phạm sẽ bị công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và cấm xuất chuồng lô lợn dương tính cho tới khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm.

Có thể nói việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn thời gian qua rất phổ biến, giúp cho người nuôi thu lợi cao hơn. Một chủ hộ nuôi lợn ở Đồng Nai cho biết, nếu nuôi bình thường cần thời gian 4-5 tháng lợn mới đạt trọng lượng từ 100-110kg​ và tỷ lệ mỡ sẽ tăng cao. Nếu sử dụng chất tạo nạc,​ tăng trọng, khoảng ba tháng lợn đạt trọng lượng 130kg/con, trong khi tỷ lệ nạc cao đến 85%. Thương lái lại thường mua giá cao hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg so với nuôi thông thường.

Hại lâu dài
Sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn có mức tồn dư trên 100 lần cho phép sẽ gây tác hại lớn tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo các tài liệu về dược động học, họ beta-agonists có hai nhóm là nhóm beta 1-agonist gồm các loại có tên gọi như dobutamine, isoproterenol, xamoterol, epinephrine... có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị suy tim cấp tính. Nhóm beta 2-agonist gồm salbutamol (slbuterol), clenbuterol, epinephrine... có tác dụng giãn cơ, dùng trong sản khoa, trong bệnh lý hen suyễn và một số bệnh về phổi thể mãn tính.

Trong những chất kể trên, salbutamol, clenbuterol và ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấm sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam từ năm 2002.

Mặc dù tất cả các quốc gia trên thế giới đều cấm hai chất salbutamol, lenbuterol, nhưng chất ractopamine lại được 24 nước cho phép sử dụng; trong đó có cả những nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, Thái Lan... với điều kiện bảy ngày trước khi xuất chuồng, phải ngừng cho động vật ăn thức ăn có chứa chất này.

Sở dĩ có ngịch lý ấy là vì beta-agonists đã được chứng minh là chất chuyển đổi rất hiệu quả, làm giảm lượng mỡ của cơ thể, kích thích phát triển cơ ở gia súc, gia cầm nếu sử dụng liều cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở Việt Nam, một số trang trại chăn nuôi hoặc những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không ai dùng ractopamine để làm chất tạo nạc, vì rất khó mua và cũng đắt tiền, người chăn nuôi dùng salbultamol vì dễ mua, rẻ tiền.

​Tại các chợ lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh như chợ Tân Bình, Bà Chiểu, Bến Thành... lượng thị lợn tiêu thụ giảm khoảng 30% bởi thông tin có chất tạo nạc trong thịt. Chị Trần Thị Bình, chủ sạp thịt lợn ở chợ Tân Bình, cho biết khoảng hai tuần nay sạp của chị chỉ bán được 4/6 con lợn/ngày so với trước đây một tháng.

Anh Nguyễn Văn Hoạt, chủ sạp bán thịt lợn tại chợ Tân Phú (quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết trước khi có thông tin nhiều trang trại ở Đồng Nai sử dụng chất cấm, mỗi ngày anh bán tám con lợn thịt. Nay bà con giảm mua thịt vì sợ chất tạo nạc gây hại cho sức khỏe, nên anh chỉ bán được năm con/ngày.

Trước e ngại việc người nuôi lợn sử dụng chất tạo nạo quá mức, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, ở Thành phố Hồ Chí Minh nhiều gia đình đã chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm tươi sống khác như cá, thịt gà, bò có nguồn gốc rõ ràng trong các siêu thị.

Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, lượng thị gà, bò, lợn nhập từ Mỹ và các nước châu Âu vào Việt Nam tăng nhanh, nhờ giá cả cạnh tranh và sức mua ổn định. Giá các loại thịt gà đùi, lườn gà, cánh gà nhập khẩu từ Mỹ được các siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh bán từ 20.000-35.000 đồng/kg. Với mức giá rẻ như vậy, nhiều người e ngại các sản phẩm gia súc, gia cầm của Việt Nam sẽ không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu. Bởi giá thành sản xuất quá cao, cộng với việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi khó kiểm soát, tất yếu người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với người chăn nuôi.

Tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” do Trung tâm Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn miền Nam (SCAP), tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ngành chăn nuôi phải đổi mới toàn diện để chủ động hội nhập.

Một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm thịt lợn, bò, gà của Việt Nam không thể cạnh tranh với nước ngoài là do chi phí thức ăn chăn nuôi quá cao, khi chiếm đến 60-70% giá thành phẩm. Nếu không hạ thấp giá thành thức ăn chăn nuôi, sản phẩm từ lợn, bò, gà, vịt khó cạnh tranh với nước ngoài, nay người chăn nuôi lại sử dụng chất cấm càng thêm khó khăn./.

nguồn: vietnamplus.vn