Điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi: Gắn với thị trường để tránh 'vết xe đổ' - Ngành Chăn nuôi thú y Việt Nam

Latest

Thông tin Chăn nuôi - Thú y Chia sẻ kinh nghiệm Bệnh dịch gia súc Chăn nuôi sạch Giá cả thị trường Giá heo hơi hôm nay Dịch tả châu phi

CẦN TÌM ĐỐI TÁC - TÀI TRỢ: 0775.895.369

Tải ứng dụng CSXN để đọc bài nhanh hơn! => Tại đây

Quảng cáo và tài trợ

loading...

5/9/17

Điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi: Gắn với thị trường để tránh 'vết xe đổ'




Ngành chăn nuôi lợn vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng chưa từng có với mức giá rớt thảm “kỷ lục” từ trước đến nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện nhiều biện pháp để giải cứu và ổn định sản xuất ngành chăn nuôi lợn trong suốt thời gian qua.

Bình Định bàn giải pháp hỗ trợ người nuôi lợn. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)

Tuy nhiên, nhiệm vụ đặt ra trước mắt và lâu dài đó là phải phát triển ngành chăn nuôi trọng điểm này như thế nào tránh đi vào “vết xe đổ” và ổn định phát triển bền vững?

“Giá lợn giảm sâu và lâu nhất”

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thừa nhận, mặc dù là giải pháp tình thế nhưng việc “giải cứu” thời điểm đầu tháng Năm vừa qua đã giúp người chăn nuôi vượt qua “cơn bão giá.”

Phó Cục trưởng Nguyễn Xuân Dương cũng chỉ rõ, bài học kinh nghiệm qua đợt giải cứu vừa qua là nhờ giảm quy mô đàn nái đồng thời kích cầu mặt hàng thịt lợn với sự tham gia của các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức và cá nhân, cũng như giảm chi phí sản xuất; hỗ trợ tài chính và hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn đã cơ bản góp phần ổn định thị trường thịt lợn.

“Sau 3 tháng triển khai giá lợn hơi đã tăng lên từ 5.000 - 7.000 đồng/kg, với mức tăng này giúp người chăn nuôi lợn giảm thua lỗ từ 1.500 – 2.000 tỉ đồng...,” ông Dương nhấn mạnh.

Đánh giá tình hình phát triển ngành chăn nuôi lợn trong thời gian qua, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho biết, tốc độ tăng đàn lợn của năm 2015 và năm 2016 từ 3,7-4,7%/năm là quá cao so với mức tăng trung bình từ 1,5- 2,0%/năm của giai đoạn 2010 và 2014. Sản lượng lợn hơi cũng tăng cao, năm 2016 tăng xấp xỉ 5% so với cùng kỳ năm 2015 là con số tăng cao nhất từ 5 năm trở lại đây.

Tuy vậy, theo ông Vân, mức tăng thực tế của năm 2016 còn cao hơn nhiều so với con số thông kê nêu trên. Báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhiều địa phương có mức tăng đàn và tăng sản lượng lợn hơi xuất chuồng năm 2016 vượt trên 20% như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Đồng Nai…

“So với những lần biến động giá lợn khác thì lần này là lần giảm sâu và giảm lâu nhất. Năm 2012, do ảnh hưởng của vấn đề sử dụng chất cấm, giá lợn hơi giảm khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng chỉ trong khoảng 4 tháng của cuối quý 1 và đầu quý 2/2012,” ông Vân nói.

Chăn nuôi lấy thị trường làm trọng tâm

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho biết, việc giải cứu thịt lợn là điều ngoài mong muốn, nhưng quan trọng là chúng ta phải làm thế nào để việc này không xảy ra trong tương lai.

Dây chuyền giết mổ lợn tại Công ty VISSAN. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

“Như hiện nay, có quá nhiều thành phần tham gia vào việc cung cấp thịt lợn. Ví dụ, hiện có 1.200 trang trại chăn nuôi cung cấp thịt lợn cho Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng thương lái, cơ sở giết mổ, tiểu thương ở chợ… khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn,” ông Hòa nói.

Do vậy, ông Hòa cho biết, muốn kiểm soát được số lượng và chất lượng thịt lợn phải tạo ra chuỗi an toàn thực phẩm. Ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra chuỗi thịt lợn, mỗi người chăn nuôi lợn muốn tham gia vào chuỗi phải được ngành Nông nghiệp công nhận an toàn dịch bệnh. Họ sẽ được cấp mã định danh.

Theo ông Hòa, hiện mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 10.000 con lợn, trong đó 75% đã có truy suất nguồn gốc. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ quy hoạch lại hệ thống giết mổ.

“Tới 2018 – 2019 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ quy hoạch hệ thống giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ việc quy hoạch này sẽ giúp người chăn nuôi biết được tín hiệu thị trường, người tiêu dùng cũng biết được nguồn gốc của thịt lợn. Chỉ có như vậy mới không lặp lại tình trạng phải giải cứu thịt lợn,”

Đồng quan điểm, ông Hoàng Thanh Vân cũng cho biết, Cục Chăn nuôi xác định kế hoạch trọng tâm trong thời gian tới là ngành chăn nuôi cần khẩn trương điều chỉnh quy hoạch chăn nuôi gắn với thị trường và tổ chức sản xuất chăn nuôi theo các chuỗi liên kết.

Kế hoạch này cũng đề cao vai trò của các doanh nghiệp nối đầu ra với từng phân khúc thị trường là rất quan trọng trong cân đối cung cầu và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Cũng theo kế hoạch này, đại diện Cục Chăn nuôi cho biết, dự kiến đề án xuất khẩu mặt hàng thịt lợn sẽ hoàn thành vào tháng 11/2017.

Đàm phán xuất khẩu chính ngạch

Việc xuất khẩu thịt lợn và lợn sống sang các nước xung quanh như Trung Quốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rất chú trọng phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan ngoại giao và doanh nghiệp để thúc đẩy quyết liệt vấn đề này. 

Kết quả bước đầu đã được đối tác chính thức của phía Trung Quốc ghi nhận đưa vào chương trình đàm phán và hoàn thiện phương thức quản lý giám sát để các sản chăn nuôi tươi sống của Việt Nam có thể vào được thị trường này bằng con đường chính ngạch, trước mắt là qua tỉnh Quảng Tây. 

“Hiện nay, phía bạn đã đồng thuận với các đề xuất của Việt Nam, tuy nhiên đang còn một số điểm mấu chốt là vấn đề kiểm soát dịch bệnh, nhất là bệnh lở mồm long móng, quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn và cán cân trao đổi thương mại giữa các nước. 

Do đó, các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương phải tích cực chỉ đạo hoàn thiện đối với các khâu sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến thực phẩm trong nước đáp ứng việc quản lý truy xuất được vấn đề dịch bệnh, chất lượng và an toàn thực phẩm và vận động quyết liệt hơn trong đàm phán với các đối tác thì mới có thể sớm xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng thịt lợn sang các nước xung quanh, nhất là đối với thị trường Trung Quốc," vị đứng đầu Cục Chăn nuôi cho hay.

Thẳng thắn nhìn nhận bất cập của ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi phải thay đổi cách tiếp cận mới trước những tồn tại và hạn chế về tổ chức sản xuất và khai thông thị trường.

Sản xuất nông nghiệp hiện nay chủ yếu là quy mô nông hộ với năng suất thấp, rất khó quản trị, nhiều rủi ro khi bất lợi về thị trường. Ngoài ra, công nghệ chế biến và bảo quản cũng như tổ chức khai thác thị trường kể cả trong nước và nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Phải nhận dạng lại ngành chăn nuôi trong bối cảnh mới. Một là sức sản xuất hiện nay cung vượt cầu, thứ hai là nhu cầu và khả năng tổ chức lại thị trường. Cơ cấu lại ngành hàng chăn nuôi lợn theo hướng: một nhánh đi theo hướng sản xuất công nghiệp tập trung hạ giá thành, sử dụng con giống, thức ăn, áp dụng quản trị tốt; thứ hai là cần đẩy nhanh chăn nuôi hữu cơ theo hướng các sản phẩm lợn đặc sản. Tổ chức lại sản xuất cũng phải thay đổi. Theo đó, chăn nuôi nông hộ và doanh nghiệp cũng phải theo chuỗi, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định phát triển chăn nuôi một cách bền vững.”./.

Thanh Tâm (Vietnam+)