Những chủng virus cúm gia cầm "đáng gờm"
Trong một vài năm trở lại đây, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó nổi lên những chủng cúm mới báo hiệu nguy cơ khó lường.
Cấu tạo virus cúm gia cầm
Năm 2014, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8… với đặc tính biến đổi thường xuyên. Tháng 2/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có đánh giá và nhận định về các dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi này đối với khả năng bảo vệ của các vaccine hiện tại.
Mối lo từ loài chim
Việc xác định được sự đa dạng và phân bố theo khu vực địa lý của các chủng virus cúm đang lưu hành hiện nay ở các loài chim hoang dã và chim nuôi cho thấy thế giới cần phải lưu tâm tới đặc điểm này. Đơn cử như chủng virus H5 và H7 cần được quan tâm nhiều nhất, do chúng có thể nhanh chóng biến đổi từ chủng gây bệnh nhẹ ở chim thành chủng gây bệnh nặng và tử vong trên đàn gia cầm và gây ra dịch bệnh.
Việc xác định được sự đa dạng và phân bố theo khu vực địa lý của các chủng virus cúm đang lưu hành hiện nay ở các loài chim hoang dã và chim nuôi cho thấy thế giới cần phải lưu tâm tới đặc điểm này. Đơn cử như chủng virus H5 và H7 cần được quan tâm nhiều nhất, do chúng có thể nhanh chóng biến đổi từ chủng gây bệnh nhẹ ở chim thành chủng gây bệnh nặng và tử vong trên đàn gia cầm và gây ra dịch bệnh.
Kể từ đầu năm 2014, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thông báo về 41 vụ dịch do phân type virus H5 và H7 ở chim liên quan đến bảy loại virus khác nhau tại 20 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Úc, châu Âu và Trung Đông.
H7N9: Có thể gây bệnh nặng
Ba trường hợp nhiễm cúm H7N9 đầu tiên trên thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc tháng 3/2013 đã đánh dấu lần đầu tiên virus cúm H7N9 được phát hiện gây bệnh trên người và gia cầm. Giống như virus cúm H5N1, H7N9 gây bệnh nặng trên người nhưng không gây bệnh hoặc chết trên các loài chim, gia cầm. Đến nay, nhiều bằng chứng cho thấy virus cúm H7N9 không dễ lây lan từ người sang người, mặc dù nó có thể lây truyền từ gia cầm sang người dễ dàng hơn so với virus cúm H5N1.
Virus H5: Mối đe dọa rõ ràng nhất
Virus cúm gia cầm H5N1 độc lực cao là nguyên nhân gây ra dịch bệnh trên gia cầm ở châu Á liên tiếp từ năm 2003 và hiện vẫn đang gây dịch tại nhiều quốc gia. Từ cuối 2003- 1/2015, đã ghi nhận gần 1000 trường hợp nhiễm virus cúm H5N1 tại 16 quốc gia, trong đó có 428 trường hợp tử vong (chiếm 55,1%). Đến nay, đã phát hiện các chủng H5N2, H5N3, H5N6 và H5N8 hiện đang lưu hành ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Theo các nhà virus học, đây là một dấu hiệu cho thấy các virus cúm cùng lưu hành đang nhanh chóng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành chủng virus mới với những biến đổi đặc biệt do nguồn gen đa dạng đang dự báo những nguy cơ khôn lường và rất đáng lo ngại.
Vaccine cúm mùa đang yếu đi
Kể từ tháng 2/2014, các đặc điểm về kháng nguyên và kháng thể của virus H3N2 (virus cúm mùa lưu hành chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu) thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này khiến hầu hết các virus lưu hành trong mùa cúm có thể làm cho vaccine cúm mùa không có khả năng chống lại virus đã thay đổi này.
Sẵn sàng trước đại dịch cúm
Thế giới đang chuẩn bị tốt hơn bao giờ hết để ứng phó với đại dịch cúm trên nhiều cấp độ. Bằng cách giám sát chặt chẽ sự biến đổi không ngừng của virus, gần 150 phòng xét nghiệm ở 112 quốc gia trên toàn cầu luôn hoạt động như một hệ thống cảnh báo sớm có độ nhạy cao để phát hiện các virus cúm có khả năng gây ra đại dịch.
Mặc dù thế giới đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với đại dịch, nhưng nguy cơ xảy ra đại dịch, đặc biệt là với dịch bệnh nguy hiểm như cúm vẫn tiềm ẩn và không thể dự đoán trước được. Vì thế, các nghiên cứu về virus vẫn tiếp tục được đẩy mạnh nhằm phát triển vaccine có hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian sản xuất.
Lê Giang (tổng hợp)
Theo thế giới Việt Nam