Hiện tượng sa trực tràng trên đàn heo công nghiệp
So với những vật nuôi khác thì Heo là vật nuôi dễ bị bệnh sa trực tràng nhất. Bệnh có thể sảy ra ở mọi độ tuổi từ heo 1-2 ngày tuổi cho đến heo nái đẻ thuần. Nguyên nhân cơ bản của bệnh là do sự gia tăng áp lực ổ bụng cũng như tăng co bóp bất thường ở trực tràng, kết hợp với điều kiện sinh lý heo không bình thường (các cơ, dây chằng tại xoang chậu bị yếu). Có cả sự khác nhau về giống, giới tính trong việc hình thành căn bệnh này.
Nguyên nhân của bệnh sa trực tràng
Sau đây là một số nguyên nhân chính được tổng hợp trong quá trình chăn nuôi heo.
+ Hội chứng tiêu chảy: đặc biệt chú ý tới các bệnh liên quan tới viêm ruột già, bao gồm cả bệnh viêm trực tràng hay một số bệnh như Salmonela, sốt heo châu phi (African Swine Fever – ASF), bệnh lỵ.
+ Táo bón: Thường xảy ra với heo nái trước khi sinh.
+ Đẻ: Thường xảy ra với heo nái đẻ lứa đầu do gắng sức rặn đẻ qúa mức.
+ Thiếu nước: Ảnh hưởng của việc thiếu nước đẫn đến giảm lượng nước trong phân dẫn đến tăng quá trình co bóp và tăng khả năng nhiễm độc cho cơ thể.
+ Thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm, phù như tylosin, licomycin . . . cũng làm tăng nguy cơ sa trực tràng, đặc biệt khi sử dụng chúng với liều cao.
+ Chất độc: Một số độc tố nấm mốc từ thức ăn có thể dẫn tới hiện tượng sưng trực tràng cũng là một nguy cơ gây bệnh.
+ Tổn thương cơ học trực tràng: Ví dụ như heo đuổi đánh nhau.
+ Ho: quá trình này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng và trong một số trường hợp đây là nguyên nhân chính gây sa trực tràng. Nhiều khi heo đang rặn ỉa kết hợp với áp lực khi ho đẩy trực tràng ra khỏi hậu môn trong trường hợp nặng nó không quay trở lại được >> sa trực tràng.
+ Tăng trưởng nhanh: Sa tử cung thường có thể là một vấn đề ở heo ở giai đoạn phát triển nhanh, đặc biệt là từ 30 – 60kg với chế độ ăn cao.
+ Nhiệt độ thay đổi: khi heo bị lạnh chúng nằm túm tụm lại và đè lên nhau trong một số trường hợp chúng nằm đè lên đầu và bụng làm tăng áp lực lên hậu môn cũng gây ra hiên tượng sa trực tràng nhưng đây là trường hợp hiếm gặp trong chăn nuôi heo công nghiệp.
H1: Sa trực tràng ở heo sau cai sữa
H2: Sa trực tràng ở heo mới đẻ
H3: Heo bị hẹp trực tràng
H4: Ruột già trướng hơi trong hẹp trực tràng
Kết quả
- Trong trường hợp nhẹ nó nhanh chóng trở về hậu môn --> heo bình thường.
- Trong trường hợp nặng nó không thể trở về vị trí ban đầu và do đó các mạch máu bị thắt nên phần ở bên ngoài thường sưng to. Như vậy phần bên ngoài rất dễ bị hỏng do sự cọ sát, thiếu nước và không đủ dinh dưỡng.
- Phần trực tràng thoát ra ngoài bị những heo khác cắn, ăn. Gây hậu quả là:
+ Không có ảnh hưởng khi trực tràng sa trở về bình thường mà không gây tổn thương gì.
+ Heo chết : do phần trực tràng ở bên ngoài bị nhiễm trùng và phá hủy mô gây chết từ từ.
- Hẹp trực tràng : khi giải quyết sa trực tràng thành công nhưng chúng hình thành các mô sẹo bên trong trực tràng dẫn đến heo nhìn như hình 3. Với heo như vậy cần loại bỏ ra khỏi đàn.
Trực tràng hẹp
Hẹp trực tràng là một hiện tương bệnh lý phổ biến ở heo đang phát triển, trong đó mô sẹo tạo thành một vòng bên trong trực tràng do vậy cản trở sự lưu thông bình thường của các chất chứa trong ruột.
Hẹp trực tràng là một hiện tương bệnh lý phổ biến ở heo đang phát triển, trong đó mô sẹo tạo thành một vòng bên trong trực tràng do vậy cản trở sự lưu thông bình thường của các chất chứa trong ruột.
Kết quả của việc chất chứa lưu thông không bình thường trong manh tràng, đại tràng và trực tràng (ruột già) dẫn đến heo bị chướng bụng (hình 3). Tình trạng cơ thể bị mất cân bằng dẫn đến heo gầy dần cuối cùng trở thành heo còi cọc, lông xơ và dài. Thỉnh thoảng trên da có thể có màu vàng như mật loãng. Thông thường heo sẽ bị loại thải.
Khi mổ khám ta thấy ruột già căng, sưng to và hình thành viêm, bên trong ruột già xuất hiện vết sẹo hình nhẫn đôi khi vết sẹo phát triển khá rộng gây cản trở sự co dãn của ruột. Thông thường sẽ tìm thấy những áp xe xung quanh trực tràng.
Nếu điểm hẹp bắt đầu là nơi tiếp giáp gần với hậu môn thì nguyên nhân là do trước đây con vật bị sa trực tràng nhẹ và cũng có thể do kỹ thuật xử lý sa trực tràng tốt nên vết thắt tại vị trí sát với hậu môn. Tuy nhiên trong một số trường hợp giữa điểm hẹp và hậu môn còn một khoảng niêm mạc bình thường cho thấy việc xử lý sa trực tràng chưa thực sự tố ngoài ra khi bị chấn thương như dương vật trong giao phối, hoặc viêm hay nhiễm trùng do nhiễm Salmonella, haemophilus parasuis, streptococcus suis cũng có thể gây ra các vết sẹo như trên.
Trong trường hợp hẹp xảy ra mà không liên quan đến sa trực tràng cần phải nhanh chóng xác định nguyên nhân chính và có biện pháp xử lý.
Nếu hẹp được phát hiện sớn và trực tràng hoàn toàn bị chặn ta có thể sử dụng các biện pháp can thiệp để kéo căng trực tràng để heo có thể phóng uế bình thường. Cần chú ý chăm sóc đề không bị vỡ trực tràng.
Tại một số trang trại tổn thất do hẹp trực tràng có thể chiếm 1% tức là chiếm 5 -10% các ca tử vong hay loại thải trên tổng đàn heo.
Xử lý
Khi gặp bất kỳ một ca sa trực tràng nào ta cần cách ly với những heo khác trong đàn ngay lập tức.
Nếu heo đến tuổi giết thịt cần đưa tới lò mổ.
Nếu phần trực tràng bên ngoài không bị hư hại nhiều ta có thể xử lý bằng cách bôi dung dịch muối loãng để khoảng 30 phút sau đó nhẹ nhàng đẩy nó trở lại. Muối có tác dụng thẩm thấu rút các chất lỏng ra khỏi lòng mạch và co lại các phần bị sa.
Nếu cần thiết ta cần khâu quanh trực tràng phần giáp với hậu môn để cố định phần vừa đưa vào.
Đối với heo nái dùng một chiếc găng tay cao su đặt lên trên phần trực tràng bị sa (nó không ảnh hưởng tới heo nái) với cách này có thể đủ áp lực để giữ phần trực tràng đó không bị thoát ra ngoài do lực co bóp của cơ bụng.
Trong trường hợp một phần trực tràng thoát ra ngoài bị hư hỏng ta cần cắt bỏ phần đó rồi mới đưa vào trong. Cách tốt nhất là ta nên sử dụng ống thông để cố định (ống có đường kính 2.5cm với heo thịt và 3,5 - 4cm với heo nái) khâu cố định phần bị sa vào ống. Ống này giúp cho việc cố định lại phần bị sa ra ngoài trở lại trạng thái bình thường. Điều này làm giảm lượng máu tới vùng bị sa để nó nhanh trở lại trạng thái bình thường và ống thường được tháo bỏ sau 7 ngày, tùy trường hợp mà ta có thể tháo bỏ sau 3 - 4 ngày. Có thể sử dụng những vật liệu có sẵn như ống dây điện, ống nước, dây cao su . . .
Sử dụng kháng sinh
Trong trường hợp phần sa trực tràng bị tổn thương lớn, vết mổ, vết khâu cần sử dụng kháng sinh chống hiện tượng viêm nhiễm. Tương tự khi xử lý hẹp trực tràng có kết quả tốt ta cần cung cấp thêm kháng sinh giúp con vật nhanh hồi phục và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm. Đối với những con quá nặng khó điều trị cần loại thải bằng phương pháp nhân đạo.
Phòng ngừa
Việc phòng ngừa sa trực tràng là công việc cần thiết trong đó việc xác định nguyên nhân giúp ta đưa ra quyết định điều trị, hay loại bỏ là quan trọng nhất.
Chi phí
Rất khó để biết được những tổn thất do sa trực tràng gây ra trong hầu hết các trường hợp. Việc xác định nguyên nhân chính và biết được tổn thất do nguyên nhân chính là điều quan trọng nhất.
Tuy nhiên khi không có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, một ca sa trực tràng làm giảm tốc độ tăng trưởng gây thiệt hại lớn cho trang trại.
Ví dụ: Một trang trại có tỷ lệ chết do sa và hẹp trực tràng là 2%. Chi phí cho 1 heo chết khoảng 1.6 triệu đồng. Đối với trại với quy mô 500 heo nái (để nuôi 100% không bán giống), thiệt hại do sa trực tràng là 230 heo thịt như vậy thiệt hại kinh tế là 368 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài ra còn thiệt hại do sự giảm tăng trọng khi mắc bệnh sa trực tràng.
Ví dụ: nếu tăng trọng giảm 50g/ngày từ 30kg đến 100kg vậy cần thêm 6 ngày để đạt được trọng lượng giết mổ như vậy chi phí cộng thêm cho một đầu heo tới khi giết mổ ít nhất là 20.000đ với mô hình 500 heo nái, điều này làm tăng thêm khoảng 220 triệu đồng mỗi năm. Do vậy đầu tư để kiểm soát sa trực tràng cũng cần được xem xét tuy nhiên cần hạnh toán chi phí kiểm soát sa trực tràng để đưa ra phương án cho lợi nhuận cao nhất.