BÁO CÁO THÁNG 7 - Ngành Chăn nuôi thú y Việt Nam

Latest

Thông tin Chăn nuôi - Thú y Chia sẻ kinh nghiệm Bệnh dịch gia súc Chăn nuôi sạch Giá cả thị trường Giá heo hơi hôm nay Dịch tả châu phi

CẦN TÌM ĐỐI TÁC - TÀI TRỢ: 0775.895.369

Tải ứng dụng CSXN để đọc bài nhanh hơn! => Tại đây

Quảng cáo và tài trợ

loading...

14/7/15

BÁO CÁO THÁNG 7

TÌNH HÌNH CHUNG
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi có mức tăng trưởng GTSX cao nhất (+4,0%), tiếp đó là dịch vụ (+2,5%), trồng trọt có mức tăng trưởng thấp nhất (+1,1%) so với cùng kỳ năm ngoái.  Chăn nuôi 6 tháng đầu năm khá thuận lợi, thiên tai và dịch bệnh lớn không xảy ra. Đặc biệt là đàn bò sữa tăng mạnh (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước) do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi. Chăn nuôi lợn phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Đàn lợn của cả nước tại thời điểm điền tra 1/4 có 27,2 triệu con, tăng 2,9%; gia cầm có 327,1 triệu con, tăng 4,0%; đàn bò có 5,3 triệu con bò, tăng 2,7% và đàn trâu có 2,6 triệu con, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
T7
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI
Chăn nuôi trâu, bò: Theo số liệu điều tra 1/4/2015 của Tổng cục Thống kê cả nước có khoảng 2,6 triệu con trâu, bằng 99,6%; 5,3 triệu con bò, tăng 2,7%; 253,7 nghìn con bò sữa, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng sáu tháng ước đạt 49,9 nghìn tấn, bằng 100,76%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 179,8 nghìn tấn, tăng 1,9%; sản lượng sữa tươi ước đạt 355,2 nghìn tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2014. Đàn trâu, bò của các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi chịu ảnh hưởng tương đối lớn do rét đậm, rét hại xảy ra vào thời điểm tháng một; từ tháng hai đến tháng sáu chăn nuôi trâu, bò phát triển khá tốt do thiên tai và dịch bệnh lớn không xảy ra. Đàn trâu có xu hướng giảm do diện tích chăn thả thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp trong khi đàn bò đặc biệt là bò sữa tăng mạnh do một số doanh nghiệp tăng cường đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn: Theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/4/2015 của Tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước có 27,2 triệu con, tăng 2,9%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 2,05 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi lợn sáu tháng đầu năm 2015 phát triển khá thuận lợi do dịch lợn tai xanh không xảy ra và giá bán lợn hơi vẫn ở mức có lợi cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi gia cầm: Theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/4/2015 của Tổng cục Thống kê, tổng số gia cầm của cả nước có 327,1 triệu con, tăng 4,0%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng 6 tháng đạt 515,9 nghìn tấn, tăng 4,5%; sản lượng trứng gia cầm 6 tháng đạt 4,9 tỷ quả, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi gia cầm với quy mô lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh ngày càng được các địa phương chú trọng trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ có xu hướng giảm dần. Sáu tháng đầu năm 2015 dịch cúm gia cầm tuy không bùng phát mạnh nhưng vẫn xảy ra ở một vài tỉnh kết hợp với thời tiết ẩm thấp trong quý một, nắng nóng trong quý hai đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của đàn gia cầm trên cả nước. Hiện tại thời tiết vẫn đang diễn biến thất thường là điều kiện tốt cho mầm bệnh tồn tại, phát triển do vậy để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả cao người chăn nuôi cần tích cực chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh bằng cách tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu ổ dịch xuất hiện. 
Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 13/07/2015, cả nước không có địa phương nào có dịch lợn tai xanh, cúm gia cầm và LMLM.
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
Biểu đồ 1. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam
BDo
Xem chi tiết tại: http://channuoivietnam.com/bieu-2/
Giá thu mua lợn hơi tại nhiều địa phương trong tháng nhìn chung khá ổn định so với tháng trước. Cụ thể là, tại Đồng Nai, lợn hơi đang được thu mua với mức giá 47.000 – 48.000 đ/kg; Vĩnh Long 48.000 đ/kg; An Giang 50.000 – 51.000 đ/kg. Giá bán buôn gà trống ta hơi hiện đang giảm nhẹ. Cụ thể là, tại Hà Nội, gà trống ta hơi hiện đang giữ mức giá là 95.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg so với mức giá hồi đầu tháng; An Giang có mức giảm là 10.000 đ/kg, hiện đạt 80.000 đ/kg. Nguyên nhân giá giảm là do sức mua giảm trong khi nguồn cung dồi dào.
Thịt: Trong tháng 6, giá gia cầm tại nhiều tỉnh phía Nam đang diễn biến theo xu hướng tăng do nguồn cung hạn chế. Cụ thể là, tại Vĩnh Long, giá thu mua gà trống ta hơi hiện đạt 80.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg so với mức giá đạt được hồi đầu tháng. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giá gà ta bán tại trại đã tăng từ mức 60.000 đ/kg lên 85.000 đ/kg. Giá thu mua lợn hơi nhìn chung vẫn đang duy trì xu hướng ổn định. Cụ thể là, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, lợn hơi đang được thu mua ở mức giá là 47.000 – 48.000 đ/kg; Đồng Nai là 43.000 – 45.000 đ/kg; Nam Định là 37.000 đ/kg.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 6/2015 ước đạt 303 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,73 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 36,6% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (19,2%) và Trung Quốc (7,4%).
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 6/2015 đạt 352 nghìn tấn với giá trị đạt 76 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,28 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 329 triệu USD, tăng 31,1% về khối lượng và tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính là Úc, chiếm tới 53,8%; tiếp đến là Brazil chiếm 28,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.
Đậu tương:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 6/2015 đạt 216 nghìn tấn với giá trị 91 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 948 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 438 triệu USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 17,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 6/2015 đạt 352 nghìn tấn với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt gần 3,27 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 744 triệu USD, tăng 36,8% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Braxin, Achentina và Ấn Độ là 3 thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt 58%; 34,9% và 3,4% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
tháng 5/2015 và 5 tháng đầu năm 2015
ĐVT: nghìn USD
KNNK 5T/2014
KNNK T5/2015
KNNK 5T/2015
+/- so với T4/2015 (%)
+/- so với T5/2014 (%)
+/- so với 5T/2014 (%)
Tổng KN
1.205.682
262.770
1.428.945
-12,8
-10,1
18,5
Achentina
352.714
99.880
522.412
-12,1
8,1
48,1
Ấn độ
77.783
8.069
52.618
-11,8
-10,1
-32,4
Anh
570
329
883
482,2
430,4
54,8
Áo
479
6.758
19.184
-13,0
3899,5
Bỉ
3.349
788
2.962
23,8
20,2
-11,6
Brazil
19.149
15.785
106.208
-59,4
333,3
454,6
UAE
25.506
2.974
20.910
-13,9
-26,5
-18,0
Canada
12.878
5.117
13.731
692,9
822,3
6,6
Chilê
4.713
1.412
5.554
-45,8
6
17,8
Đài Loan
29.301
5.614
28.497
-11,9
-30,4
-2,7
Đức
2.927
590
2.115
63,1
-43,1
-27,7
Hà Lan
7.614
3.197
11.768
1,9
97
54,6
Hàn Quốc
13.035
2.504
15.450
-32,2
-24,8
18,5
Hoa Kỳ
214.295
48.325
274.728
7,3
8,7
28,2
Indonesia
43.606
3.836
22.725
-39,6
-47,4
-47,9
Italia
92.906
2.575
59.940
-41
-87,0
-35,5
Malaysia
9.899
2.140
10.463
34,3
9,5
5,7
Mêhicô
463
22
263
-80,4
-88,6
-43,1
Nhật Bản
1.785
44
798
-78,3
-46
-55,3
Australia
8.161
1.972
10.054
6,9
2,9
23,2
Pháp
7.775
1.481
7.358
-14,1
-13,4
-5,4
Philippin
7.572
1.829
8.353
2,720,7
320,5
10,3
Singapo
5.888
1.360
6.686
26,6
57,2
13,6
Tây Ban Nha
7.654
5.605
18.232
48,4
408,6
138,2
Thái Lan
45.706
15.299
56.844
22,4
10,1
24,4
Trung Quốc
143.287
14.656
96.383
-32,4
-74,4
-32,7
Sữa và SP từ sữa:
Kết thúc quí I/2015, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm với tốc độ giảm và xu hướng này tiếp diễn cho đến hết tháng 4, giảm 10,59% so cùng kỳ năm trước, với 323,8 triệu USD, tính riêng tháng 4/2015, nhập khẩu sữa và sản phẩm kim ngạch là 88,1 triệu USD, giảm 5,4% so với tháng 3/105.
Nhìn chung, 4 tháng 2015, nhập khẩu sữa và sản phẩm đều giảm ở hầu hết các thị trường, kể cả những thị trường chủ lực, số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chiếm tới 60%.
Newzealand, thị trường chiếm gần 30% thị phần, tốc độ nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm 8,39%, tương đương với kim ngạch 96,9 triệu USD.
Nguồn cung lớn thứ hai là thị trường Singapore, tuy nhiên, kim ngạch nhập mặt hàng sữa từ Singapore lại tăng 74,5%, đạt 37,9 triệu USD.
Đối với thị trường Hoa Kỳ và Thái Lan, kim ngạch nhập khẩu sữa từ hai thị trường này đều có tốc độ giảm, giảm lần lượt 56,85% và giảm 6,52%, tương đương với 31 triệu USD và 24,5 triệu USD.
Đáng chú ý, nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường Ba Lan trong 4 tháng 2015 được nhập về nhiều với tốc độ tăng trưởng dương vượt trội, tăng 197,55% so với cùng kỳ, tuy chỉ đạt 11,9 triệu USD; thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn thứ hai sau Ba Lan là Nhật Bản với mức tăng 150,78%.
XK sắn và các sản phẩm từ sắn:
Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 6 năm 2015 ước đạt 487 nghìn tấn, với giá trị đạt 137 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng đầu năm ước đạt 2,83 triệu tấn với giá trị 844 triệu USD, tăng 50,5% về khối lượng và tăng 42,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong 5 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính chiếm 88,71% thị phần, tăng 52,08% về khối lượng và tăng 46,28% về giá trị.

Nguồn tin: http://channuoivietnam.com/