Hà Nội đã khống chế được hơn 1/2 số ổ dịch tả lợn châu Phi - Ngành Chăn nuôi thú y Việt Nam

Latest

Thông tin Chăn nuôi - Thú y Chia sẻ kinh nghiệm Bệnh dịch gia súc Chăn nuôi sạch Giá cả thị trường Giá heo hơi hôm nay Dịch tả châu phi

CẦN TÌM ĐỐI TÁC - TÀI TRỢ: 0775.895.369

Tải ứng dụng CSXN để đọc bài nhanh hơn! => Tại đây

Quảng cáo và tài trợ

loading...

10/9/19

Hà Nội đã khống chế được hơn 1/2 số ổ dịch tả lợn châu Phi

Báo cáo mới nhất của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, công tác khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn TP tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.

  • Đến nay, dịch bệnh đã xảy ra tại 29.851 hộ chăn nuôi (chiếm 37 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi ở 1.329 thôn, tổ dân phố của 448 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Dịch bệnh đã làm mắc bệnh và tiêu hủy 513.391 con lợn (chiếm 27,4% tổng đàn) với tổngtrọng lượng 35.225 tấn.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội đang dần được khống chế
Qua thống kê, tổng số lợn nái, đực giống phải tiêu hủy là 67.312 con, chiếm 13 % tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố. Tổng số cơ sở, hộ chăn nuôi có từ 200 con trở lên phải tiêu hủy là 177 với tổng số lợn phải tiêu hủy là 73.358 con (trong đó, có 7 hộ, cơ sở có chăn nuôi từ 1.000 con trở lên phải tiêu hủy với số lợn 15.023 con).
Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, đến nay, toàn TP đã có 244 xã, phường (chiếm 54% tổng số xã, phường có DTLCP) có dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh mới.
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống theo đúng Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư. Chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, các địa phương tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu.
Bên cạnh đó, hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh theo quy định; Phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông của T.Ư và TP để hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh; đặc biệt là tuyên truyền để người tiêu dùng không “quay lưng” lại với thịt lợn.
Lâm Nguyễn
Nguồn: Pháp luật và Xã hội