Heo tiêu hủy do ASF giảm 20% - Ngành Chăn nuôi thú y Việt Nam

Latest

Thông tin Chăn nuôi - Thú y Chia sẻ kinh nghiệm Bệnh dịch gia súc Chăn nuôi sạch Giá cả thị trường Giá heo hơi hôm nay Dịch tả châu phi

CẦN TÌM ĐỐI TÁC - TÀI TRỢ: 0775.895.369

Tải ứng dụng CSXN để đọc bài nhanh hơn! => Tại đây

Quảng cáo và tài trợ

loading...

16/9/19

Heo tiêu hủy do ASF giảm 20%

(Người Chăn Nuôi) - Tổng số heo bị tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi (ASF) trong tháng 8/2019 giảm 20% so với tháng 7; so với tháng 5, tháng 6 giảm 35 - 40% là số liệu rất khả quan về việc đẩy mạnh chăn nuôi heo an toàn sinh học thích ứng với ASF.

Đó là thông tin tại Hội nghị phát triển chăn nuôi heo an toàn sinh học và góp ý cho các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Chăn nuôi do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 13/9 tại Hà Nội.




Theo Cục Chăn nuôi, năm 2016 cả nước có 2.147 trang trại chăn nuôi heo an toàn sinh học, chiếm tỷ lệ 18,3%, tổng đầu con trên 2,1 triệu con (chiếm tỷ lệ 6,6%). Năm 2017 số trang trại chăn nuôi heo an toàn sinh học của cả nước tăng lên gần 2.500 trang trại (tăng 15,6%) và chiếm tỷ lệ 24,4% với tổng đàn còn là xấp xỉ 2,8 triệu con (chiếm tỷ lệ 9,3%). Tới năm 2018, số trang trại chăn nuôi heo an toàn sinh học trên 2.500 trang trại, tăng 0,8% so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 25,6% số trang trại chăn nuôi heo của cả nước với tổng đầu con trên 2,82 triệu con, chiếm tỷ lệ 9,9%.

Cùng với xu hướng gia tăng của các trang trại trong chăn nuôi an toàn sinh học thì thực tế cũng chứng minh, những cơ sở trang trại chăn nuôi làm tốt công tác an toàn sinh học đến nay cơ bản giữ được an toàn dịch bệnh đối với ASF.



Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (ảnh trên) nhấn mạnh, trải qua 8 tháng xảy ra ASF, từ thực tiễn đã xuất hiện rất nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học thích ứng, thích nghi được với ASF, như mô hình chăn nuôi heo của Tập đoàn Quế Lâm, Amavet, Phân viện Chăn nuôi phía Nam… Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, mô hình, kinh nghiệm chăn nuôi an toàn sinh học đã có và rất phong phú, song hiện rất nhiều địa phương vẫn chưa cho phép tái đàn nên đề nghị các địa phương cân nhắc, xem xét trong bối cảnh hiện nay để tránh việc thiếu và khủng hoảng nguồn thịt trong thời gian tới.